10 cách massage, bấm huyệt ở chân để trị bệnh

Bấm huyệt là một phương pháp trị liệu tồn tại từ lâu đời và rất được coi trọng trong y học phương Đông. Dù hiện nay nền y học thế giới, cụ thể là Tây y đã phát triển với những bước vượt bậc, song bấm huyệt chữa bệnh vẫn có những giá trị to lớn ngày càng được khẳng định và là liệu pháp được rất nhiều người bệnh tin tưởng.

Theo y học phương Đông, điều trị bệnh không chỉ có cách duy nhất là dùng thuốc, bên cạnh đó có nhiều phương pháp cũng mang lại hiệu quả đáng kể như massage, bấm huyệt, châm cứu… Những phương pháp này có ưu điểm là nếu làm đúng cách sẽ đạt kết quả đáng kể mà không phải lo ngại về những tác dụng phụ có thể xảy ra như dùng thuốc Tây hay phẫu thuật.

Trong y học cổ truyền, mỗi bệnh lý đều có những bài massage, bấm huyệt phù hợp để điều trị, và mỗi vị trí huyệt đạo đều có ảnh hưởng đến một bộ phận tương ứng nào đó trên cơ thể khi có sự tác động.

10 cách massage, bấm huyệt ở chân để chữa bệnh

Bàn tay và bàn chân được xác định là nơi tập trung nhiều huyệt đạo liên quan đến các bộ phận nên bấm huyệt ở bàn tay và bàn chân sẽ chữa trị và hạn chế được nhiều bệnh. Đặc biệt bàn chân có các huyệt liên quan đến lục phủ ngũ tạng trong cơ thể nên có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe. Massage, bấm huyệt bàn chân đúng cách sẽ điều trị, ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm; đồng thời giúp khí huyết lưu thông, tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng, đau đầu, tụt huyết áp…

Sau đây là một số cách bấm huyệt ở bàn chân để chữa trị một số bệnh thường gặp bạn có thể tham khảo và áp dụng khi cần thiết:

-    Chữa buồn nôn: Dùng ngón tay cái day ấn mạnh vào huyệt nằm dưới gan bàn chân, cách ngón chân cái khoảng 2cm.

-    Chữa xoang: Bóp mạnh và giữ đầu mỗi ngón chân từ 1- 3 phút, sau đó xoa nhẹ các đầu ngón chân.

-    Tăng huyết áp: Lấy đầu ngón tay cái day, ấn vào huyệt nằm giữa gan bàn chân, dưới các ngón chân để máu lưu thông ổn định.

-    Kinh nguyệt bị chuột rút: Xoa bóp toàn bộ bàn chân, sau đó ấn mạnh vào huyệt nằm ở  giữa gót chân.

-    Hen suyễn: Bấm huyệt nằm ở giữa lòng bàn chân, phía dưới các ngón chân sẽ giúp dễ thở hơn.

-    Chữa bệnh trầm cảm: Giữ chặt đầu các ngón chân để kích thích cơ thể sản sinh ra hormon có tác dụng tăng hưng phấn, giúp tinh thần sảng khoái, thoải mái và phấn chấn hơn.

-    Chữa viêm khớp: Ấn thật mạnh vào huyệt nằm ở gan bàn chân, phía mép ngoài bàn chân sẽ có tác dụng làm các khớp thư giãn, thả lỏng, không bị co cứng gây đau nhức.

Giống như bàn chân, bàn tay cũng có nhiều huyệt đạo quan trọng có thể sử dụng phương pháp massage, bấm huyệt để trị liệu một số bệnh. Cụ thể:

-    Chữa đau nửa đầu: Dùng các đầu ngón tay ấn mạnh vào lòng bàn tay, tập trung vào phần giữa ngón cái và ngón trỏ có thể giảm đau đầu và nửa đầu.

-    Chữa mất ngủ: Day ấn vào điểm nằm ngay dười khớp ngón út và lòng bàn tay.

-    Tăng lượng tinh trùng: Rất quan trọng vơi những nam giới ít tinh trùng có thể dẫn đến vô sinh. Hãy úp lòng bàn tay xuống và massage điểm nằm giữa cổ tay và mu bàn tay sẽ cải thiện được số lượng tinh trùng.

Massage bàn chân, bàn tay đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe lại rất an toàn vì không có tác dụng phụ như uống thuốc. Nếu mắc những bệnh có thể điều trị bằng phương pháp đơn giản, có thể tự thực hiện,  mà lại hiệu quả này người bệnh nên áp dụng. Mặt khác, bạn cũng có thể sử dụng các loại ghế massage chân hoặc ghế massage toàn thân có khả năng massage chân chuyên sâu để sử dụng hàng ngày nhé!

Bài viết liên quan