7 nguyên tắc giúp bảo vệ xương khớp khỏe mạnh

Các bệnh về xương khớp hầu hết không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng gây ra những khó khăn và phiền toái lớn cho hoạt động của con người. Ngày nay, các bệnh về xương đang tấn công độ tuổi trẻ chứ không chỉ hạn chế ở những người già, người lớn tuổi. 

Các nguyên nhân chính dẫn tới bệnh về xương khớp chủ yếu là do thoái hóa, lão hóa và các chấn thương va chạm gây nên. Ngoài ra các yếu tố như béo phì, nghề nghiệp lao động, thói quen xấu, chế độ dinh dưỡng kém, khí hậu môi trường ô nhiễm... cũng có liên quan tới chứng bệnh về xương khớp.

Những biểu hiện ban đầu là tê mỏi, cứng khớp, vận động khó khăn... sau đó nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới đau nhức, sưng khớp và thậm chí dẫn tới liệt các chi hoặc toàn thân.

7 nguyên tắc giúp bảo vệ xương khớp khỏe mạnh

Để chủ động phòng ngừa và hạn chế các chứng bệnh về xương khớp, giúp cho hệ xương khớp được khỏe mạnh vững vàng, chúng ta nên tham khảo những chia sẻ dưới đây, với 7 nguyên tắc đơn giản:

1. Điều chỉnh cân nặng hài hòa với chiều cao

Trường hợp béo phì, nặng quá khổ là một yếu tố rác động trực tiếp lên hệ thống xương khớp. Trọng lượng thân người tạo áp lực rất lớn và liên tục lên khung xương và các khớp, đặc biệt là khớp gối và lưng. Điều đó thúc đẩy quá trình lão hóa của xương khớp trở nên nhanh hơn, các khớp xương dễ dàng bị thoái hóa và hạn chế các vận động của cơ thể. Do đó, việc điều chỉnh mức cân nặng được coi là phương pháp tự nhiên và khoa học để giảm các nguy cơ cho xương khớp.

2. Chú ý giữ ấm

Môi trường và khí hậu tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng. Môi trường ẩm thấp và giá lạnh là những nguyên nhân khiến cho bệnh về xương khớp phát tác. Thời tiết lạnh khiến con người lười vận động, các mô tế bào co lại và lưu thông máu giảm, các chất bôi trơn hạn chế, từ đó khiến xương khớp không được cung cấp dưỡng chất và các yếu tố bảo vệ chăm sóc nên rất dễ tổn thương. 

Vậy nên, với thời tiết lạnh, các bạn nên chú ý giữ ấm cho cơ thể, chịu khó vận động để bảo vệ xương khớp, hạn chế đau nhức và tê mỏi.

3. Chú ý tư thế khi sinh hoạt và lao động

Các thói quen giữ tư thế ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp tới xương khớp. Chúng ta hạn chế tối đa việc giữ nguyên 1 tư thế trong thời gian dài. Nếu áp lực công việc đòi hỏi bạn tập trung tinh thần thì vẫn phải dành ra một lượng thời gian nhất định để vận động thư giãn cho xương khớp. Các động tác có thể chỉ cần đơn giản là co giãn xương khớp, thả lỏng các khớp xương hoặc thậm chí chỉ là thay đổi tư thế, đi lại một vài bước cũng có tác dụng nhất định trong việc hạn chế bệnh xương khớp.

Bên cạnh đó, tư thế ngồi cũng rất quan trọng, bạn cần điều chỉnh độ cao của ghế ngồi ngang với độ dài của chân, đảm bảo hai chân và ghế tạo thành 1 góc 90°, lưng thẳng và đệm lưng của ghế có thể giúp lưng thư giãn và bảo vệ cột sống.

Khi di chuyển hay khuân vác vật nặng bạn cũng nên cẩn trọng, chú ý tư thế tránh gây tổn thương cho xương khớp, đặc biệt tánh còng lưng khi bê vật nặng, rất dễ dẫn tới tai biến về cột sống.

Việc mang giày dép cũng lưu ý hạn chế đi giày cao gót quá thường xuyên và quá lâu, điều đó được chứng minh là gây hại cho xương khớp.

Thời gian buổi sáng khi thức dậy bạn nên vận động xương khớp trước khi rời khỏi giường. Việc này giúp cho các khớp xương trở nên linh hoạt và cũng là quá trình khởi động nên có.

4. Tham gia thể thao đều đặn để rèn luyện và chăm sóc sức khỏe xương khớp.

Điều này khá hiển nhiên. Chỉ lưu ý các bạn chọn lựa môn thể thao phù hợp với thể trạng của mình, đồng thời chấp hành tuyệt đối các nguyên tắc an toàn của thể thao, thực hiện đầy đủ việc khởi động trước khi bước vào luyện tập.

5. Nghỉ ngơi và massage khi cần thiết

Việc nghỉ ngơi, massage thư giãn có tác dụng tích cực tới sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng.

6. Có chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp.

Thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học rất quan trọng, ảnh hưởng quyết định tới sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng. Ngoài các thành phần dinh dưỡng chính gồm tinh bột, đạm và chất béo hàng ngày bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu  chất chống oxy hóa, các nguyên tố vi lượng như canxi, magie, selen...

Chủ động bổ sung các loại vitamin vì cơ thể không tự tổng hợp được. Ngoài ra cũng cần chủ động hấp thụ nước, không đợi đến khi khát mới uống.

7. Lắng nghe cơ thể, điều trị dứt điểm

Ngay khi có những dấu hiệu khó chịu xuất hiện chúng ta cần chú ý xử lý, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ, nếu không tới các bệnh viện, phòng khám để xác định vấn đề ngay, không nên cố chịu đựng để bệnh có thời gian phát tác.

Chúng ta cũng có thể tham khảo một số liệu pháp massage, bấm huyệt, chườm nóng để giải quyết những vấn đề đơn giản. Tuy vậy cần xác định mức độ nghiêm trọng chính xác để có hướng điều trị dứt điểm.

Trong cuộc sống hàng ngày, các bạn nên thường xuyên massage, sử dụng ghế massage trị liệu để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp.

Trên đây là một số chia sẻ về 7 nguyên tắc giúp bảo vệ xương khớp khỏe mạnh. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến Liệu pháp massage, massage trị bệnh, ghế massage, ghế massage toàn thân, ghế massage Nhật Bản... Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể!

Bài viết liên quan