Chấn thương khớp gối và chẩn đoán

Khi những trường hợp gặp chấn thương khớp gối, thông thường sẽ được bác sĩ chỉ định dùng phương pháp chụp cộng hưởng từ để xác định và đánh giá các chấn thương khớp gối như tổn thương sụn khớp,tổn thương dây chằng và xương…

Kỹ thuật hiện đại của y học, sử dụng từ trường và sóng radio để chẩn đoán hình ảnh được gọi là chụp cộng hưởng từ MRI. Chụp cộng hưởng từ MRI chính là sử dụng sóng radio và sóng từ trường để thực hiện kỹ thuật tạo hình cắt lớp.

Khi từ trường và sóng radio tác động lên cơ thể con người, các nguyên tử hydrogen hấp thụ và phóng thích năng lượng RF. Máy sẽ thu nhận và xử lý toàn bộ quá trình này, chuyển đổi các tín hiệu thành hình ảnh.

Hình ảnh khi dùng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI có độ tương phản cao, các chi tiết giải phẫu tốt, giúp bác sĩ có thể phát hiện chính xác các hình thái tổn thương, cấu trúc các bộ phận trong cơ thể.

Hình ảnh 3D được tái tạo qua phương pháp này, đồng thời chụp cộng hưởng từ MRI ngày càng được chỉ định ứng dụng rộng rãi cho nhiều chuyên khoa, bởi nó không gây tác dụng phụ cho người bệnh. Trong đó, các bệnh lý cơ xương khớp được sử dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI nhiều nhất.

Chấn thương khớp gối và chẩn đoán

Chụp MRI chẩn đoán chấn thương khớp gối 

Khớp gối là nơi dễ gặp chấn thương bệnh lý trên lâm sàng. Khi khớp gối gặp chấn thương, kỹ thuật chụp MRI khớp gối sẽ giúp bác sĩ đánh giá chi tiết cấu trúc xương. Tiến hành siêu âm để đánh giá các cấu trúc phần mềm quanh khớp. Phương pháp cộng hưởng từ là phương pháp tốt nhất trong đánh giá, chẩn đoán các chấn thương nơi khớp gối như: sụn khớp, dây chằng và xương bị tổn thương.

Hiện nay, chụp MRI khớp gối được xác định là một trong các phương pháp chẩn đoán hình ảnh tốt nhất, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý xương khớp như: Tổn thương bao hoạt dịch, dây chằng, các tổn thương xương, sụn, gân cơ, các tổ chức phần mềm quanh khớp.

Những trường hợp được bác sĩ chỉ định sử dụng chụp cộng hưởng từ như:

- Trường hợp, người bệnh gặp các bất thường về đầu gối như: đau đầu gối, yếu đầu gối, sưng đầu gối… gây khó khăn trong đi lại, xung quanh khớp hoặc mô bị chảy máu…

- Trường hợp tổn thương dây chằng và sụn, 

- Đầu gối bị chấn thương khi hoạt động mạnh, khi chơi thể thao: Tổn thương, rách dây chằng, rách gân…

- Người bị chấn thương khớp gối nhưng không phát hiện được qua hình ảnh chụp X-Quang hay các chẩn đoán hình ảnh khác…

- Những người bị tình trạng thoái hóa, viêm nhiễm: thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm tủy xương…

- Những người có cảm giác ổ khớp trong đầu gối lỏng lẻo.

- Người gặp hạn chế vận động khớp gối, khớp gối khó chuyển động.

- Tràn dịch khớp gối

- Chụp cộng hưởng từ để theo dõi tiến triển sau khi can thiệp, phẫu thuật khớp gối, hoặc theo dõi các biến chứng.

Chấn thương khớp gối và chẩn đoán

MRI giúp phát hiện chấn thương khớp gối dạng nào?

Bệnh lý về xương

Chụp MRI khớp gối sẽ dễ dàng phát hiện được các tổn thương ở xương

- Đầu gối xuất hiện những bất thường như: Đau, yếu, sưng đầu gối gây khó khăn khi đi lại, xung quanh khớp gối hoặc các mô có thể bị chảy máu…

- Những bất thường, những tổn thương sụn và dây chằng 

- Đầu gối bị chấn thương khi hoạt động mạnh, khi chơi thể thao: Tổn thương, rách dây chằng, rách gân…

- Người bị chấn thương khớp gối nhưng không phát hiện được qua hình ảnh chụp X-Quang hay các chẩn đoán hình ảnh khác…

- Một số tình trạngthoái hóa, viêm nhiễm, như: Viêm khớp, thoái hóa khớp,viêm tủy xương…

- Cảm giác ổ khớp trong đầu gối lỏng lẻo.

- Người gặp hạn chế vận động khớp gối, khớp gối khó chuyển động.

- Tràn dịch khớp gối

- Theo dõi tiến triển sau khi can thiệp, hoặc sau phẫu thuật khớp gối, theo dõi các biến chứng.

Bệnh lý ở dây chằng

- Rách gân, rách hoặc tổn thương dây chằng...

- Đứt một phần hoặc hoàn toàndây chằng chéo trước 

- Tình trạng dây chằng chéo sau 

- Tổn thương dây chằng bên.

Chụp MRI khớp gối để phát hiện những tổn thương trong và quanh dây chằng.

Các bệnh lý nơi sụn khớp

Chụp MRI khớp gối, kết quả tổn thương được đánh giá theo 4 độ:

-    Độ I: Sụn khớp mềm

-    Độ II: Sụn khớp mềm, có rách nhỏ trên bề mặt

-    Độ III: Không khuyết hoàn toàn sụn khớp và chưa lan đến mặt xương

-    Độ IV: Sụn khớp khuyết hoàn toàn và đã lan đến mặt xương.

Chi phí cho một lần chụp MRI đầu gối 

Chụp MRI khớp gối được chỉ định để chẩn đoán những chấn thương như: xương, sụn, dây chằng, gân cơ, bao hoạt dịch và các tổ chức phần mềm quanh khớp. 

Trung bình mỗi ca chụp MRI khớp gối sẽ mất chi phí khoảng 1,8 - 3 triệu đồng.

Đối với chấn thương khớp gối, nếu nhẹ thì chỉ cần tĩnh dưỡng, sử dụng massage trị liệu là đủ để điều trị, nặng hơn sẽ phải phẫu thuật. Khi bị chấn thương các bạn nên đi khám để xác định tình trạng và có phương pháp điều trị cụ thể. Với những người chơi thể thao thì nên khởi động kỹ hoặc áp dụng sports massage trước và sau khi luyện tập, thi đấu.

Trong cuộc sống hàng ngày, việc sử dụng ghế massage toàn thân cũng giúp tăng cường sự linh hoạt cho các dân và dây chằng ở đầu gối, tăng cường chất bôi trơn để khớp linh hoạt hơn, từ đó phòng ngừa nguy cơ bị chấn thương.

Bài viết liên quan