Điều trị thoát vị hoành bằng phương pháp mổ nội soi

Thoát vị hoành là bệnh mà bất kỳ ai và ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc phải, thậm chí có người còn bị thoát vị hoành bẩm sinh. Tuy nhiên, phụ nữ thừa cân và những người ở độ tuổi trung niên trên 50 tuổi có nguy cơ thoát vị hoành cao nhất. Hiện nay, điều trị thoát vị hoành chủ yếu thông qua can thiệp nội khoa để thực hiện kỹ thuật mổ nội soi. Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp mổ nội soi trong điều trị thoát vị hoành nhé.

Cơ hoành là gì và thế nào là thoát vị hoành?

Cơ hoành là gì?

Cơ hoành là cấu trúc gân – cơ có hình vòm,tạo thành vách ngăn để ngăn cách giữa khoang ngực với khoang bụng. Thông thường vào tuần thứ 8 của thai kỳsẽ xuất hiện sự hoàn chỉnh vách ngăn cơ hoành.Trong thời kỳ bào thai nếu xảy ra sự bất thường ở quá trình phát triển của các nếp gấp phúc - phế mạc thì cơ hoành sẽ bị khiếm khuyết. Sự khiếm khuyết này sẽ làm khoang ngực và khoang bụng thông thương nhau nhất là ở vùng sau và bên trái.

Thế nào là thoát vị hoành?

Thoát vị hoành là dị tật bẩm sinh và thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Đây là hiện tượngqua các lỗ khuyết bẩm sinh, các tạng từ ổ bụng chui ngược lên lồng ngực, thường ở phía sau và bên trái của cơ hoành. Tuỳ thuộc vào lỗ thoát vị có thể to hay nhỏ khác nhau mà một số  phủ tạng của ổ bụngnhư: dạ dày, ruột non, lách… có thể chui lên lồng ngực. Những đứa trẻ bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh sẽ bị tổn thương phổi nặng nề và có tỉ lệ tử vong khoảng 30 - 50%.

Điều trị thoát vị hoành bằng phương pháp mổ nội soi

Trường hợp người lớn bị thoát vị cơ hoành thường là thoát vị tại khe thực quản. Thực quản, động mạch chủ và tĩnh mạch chủ trên thường “chui qua” cơ hoành bởi ba lỗ mở chính và các lỗ nhỏ phụ. Thoát vị khe thực quản chính là sự thoát vị của dạ dày qua khe thực quản. Hiện tượng trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản là một trong những biểu hiện thường gặp nhất của thoát vị hoành tại vị trí khe thực quản.

Các yếu tố như hoạt động của cơ thắt dưới thực quản liên quan tới hiện tượng trào ngược dịch vị dạ dày. 

Thoát vị hoành bẩm sinh thường xuất hiện ở trẻ em, còn lại các trường hợp thoát vị hoành khác thường gặp ở người lớn tuổi.

Thoát vị hoành thường không có biểu hiện nào đặc biệt. Những trường hợp dạ dày bị thoát vị có thể tự xuống được hoặc cũng có thể không. Thông thường bệnh chỉ được phát hiện khi người bệnh đi chụp phổi hoặc đi khám trào ngược dạ dày thực quản hoặc viêm dạ dày. Người bệnh thường có một số biểu hiện như: khó thở, mệt mỏi, ăn chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, nôn ói từng giai đoạn... 

Thông thường, người bị thoát vị hoành sẽ được điều trị bằng phẫu thuật, phương pháp này được bác sĩ chỉ định nhằm mục đích đưa phần tạng bị thoát vị trở về vị trí vốn có của nó, sau đó tiến hành khâu để phục hồi lại lỗ thực quản cơ hoành. Sau khi được phẫu thuật, người bệnh thoát vị hoành thường có tiến triển tốt.

Điều trị thoát vị hoành bằng phương pháp mổ nội soi

Quy trình mổ nội soi trong điều trị thoát vị hoành

Phương pháp phẫu thuật được thực hiện với mục đích đưa tạng thoát vị trở lại ổ bụng và phục hồi lại cơ hoành. Khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh sẽ nằm ngửa, phần đầu và ngực cao, vùng chân được đặt thấp để dễ đẩy các tạng từ ngực trở lại bụng.

Nội khí quản được gây mê, giãn cơ, dùng khăn che kín chỉ để hở vùng phẫu thuật.

Trocar 10mm được đặt qua rốn, sau đó thực hiện bơm hơi để đưa camera vào ổ bụng làm nhiệm vụ thăm dò, 2 trocart 5mm được đặt dưới bờ sườn 2 bên để đưa dụng cụ vào phẫu thuật. Các tạng thoát vị lên ngực sẽ được đẩy trở lại ổ bụng

Dùng chỉ không tiêu để khâu lỗ thoát vị và phục hồi lỗ cơ hoành. Trường hợp lỗ thoát vị quá lớn hoặc cơ hoành bị khiếm khuyết, bác sĩ sẽ phải sử dụng tấm ghép nhân tạo hoặc cân cơ, vạt cơ gần đó để thay thế cơ hoành. Sau đó thực hiện đóng bụng, rút trocar và hoàn thành phẫu thuật.

Điều trị thoát vị hoành bằng phương pháp mổ nội soi

Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi

Sau khi hoàn tất ca phẫu thuật, người bệnh sẽ được chuyển về khoa hồi sức. Lúc này cần giữ ấm cơ thể cho bệnh nhân. Lưu ý nằm kê cao phần đầu, hỗ trợ cho hô hấp.

- Người bệnh sẽ được kê đơn tiếp tục sử dụng kháng sinh tĩnh mạch từ  7 - 10 ngày.

- Nhịn ăn qua đường tiêu hóa.Tĩnh mạch sẽ được nuôi ăn hoàn toàn trong vòng 2 - 3 ngày, sau đó thực hiện nuôi ăn cho người bệnh qua đường miệng hoặc qua ống thông dạ dày

Sau khi mổ khoảng 1 giờ người bệnh sẽ được kiểm tra khí máu, sau mổ khoảng 6 giờ sẽ được chụp X quang phổi. Nếu xuất hiện cao áp động mạch phổi, hoặc trào ngược dạ dày thực quản sẽ được điều trị kịp thời.

Chăm sóc vết thương cẩn thận mỗi ngày, sau khoảng 7 ngày là có thể cắt chỉ.

Cách xử lý các biến chứng(nếu có)

- Trường hợp bệnh nhân bị tràn khí màng phổi, xẹp phổi: cần được dẫn lưu khí khoang màng phổi, thở máy.

- Xuất hiện nhiễm trùng như: nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tiểu hoặc viêm phổi... sẽ phải làm kháng sinh đồ và điều trị bằng kháng sinh.

Bài viết liên quan