Gãy xương quai hàm và phương pháp điều trị

Trong những chấn thương gây ra gãy xương khi bị va đập, gãy xương vùng hàm mặt chiếm tỷ lệ khoảng 5% trong tổng các trường hợp gãy xương trên cơ thể con người. Ngày nay, tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên và để điều trị gãy xương quai hàm thì phương tiện kết hợp xương sẽ giúp liền xương nhanh chóng.

Gãy xương quai hàm là gì?

Mang cấu trúc đặc biệt, khối xương hàm mặt là khung đỡ cho tổ chức phần mềm che phủ bên ngoài, mỗi gương mặt có hình hình thể đặc thù chính là do xương hàm mặt  tạo nên. Xương hàm dưới là xương duy nhất vận động trong vùng hàm mặt, những xương còn lại đượccác khớp răng cưa bất độngliên kết với nhau. 

Khối xương hàm mặt sắp xếp chồng chéo lên nhau thành các lớp trên dưới, trước sau. Vì thế khi nghi ngời bị gãy xương hàm mặt, nếu chẩn đoán lâm sàng và hình ảnh chụp X-quang sẽ không cho kết quả chính xác cao, bởi có thể tổn thương dễ bị bỏ sót.

Vùng xương hàm mặt chứa đựng các cơ quan giữ các chức năng quan trọng, các cơ quan này liên quan mật thiết tới sọ não, đặc biệt là nền sọ. Vì vậy, khi vùng xương hàm bị gãy sẽ kéo theo những tổn thương liên quan tới sọ não.

Khi bác sĩ điều trị gãy xương vùng hàm mặt, sẽ phải thực hiện đồng thời hai yếu tố đó là phục hồi chức năng của các cơ quan và phục hồi hình thể giải phẫu thẩm mỹ của khuôn mặt.

Gãy xương quai hàm và phương pháp điều trị

Triệu chứng nhận biết gãy xương quai hàm

Vùng mặt sau khi chấn thương sẽ bị đau, sưng, phù nề, cơn đau càng tăng lên khi ăn nhai và vận động hàm dưới.

- Cơn đau gây hạn chế vận động hàm dưới.

- Hàm bị sưng và có thể bị lệch một bên hàm, nơi ổ xương gãy có vết tím bầm tụ máu dưới da.

- Dùng tay sờ vào vùng xương hàm cảm thấy đau nhói và thấy xương bị mất sự liên tục. Trường hợp bị gãy lồi cầu khi sờ vùng khớp thái dương hàm thấy đau.

- Trong vùng miệng xuất hiện các vết rách niêm mạc lợi, chảy máu nơi kẽ các răng sàn miệng, niêm mạc bị tụ máu…

Răng xuất hiện một số triệu chứng như:

- Hai răng nơi vị trí xương hàm bị gãy có di động bất thường.

- Khớp cắn trung tâm bị sai lệch hoặc cắn hở.

Bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang hàm mặt, cũng có thể để chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoántổn thương do gãy xương hàm mặt gây ra.

Gãy xương quai hàm và phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị gãy xương hàm dưới

Cấp cứu điều trị ban đầu:

- Đỉnh cằm được băng cố định, chỉ thép sẽ được buộc liên kết các răng cạnh đường gãy, vừa giúp bất động, vừa đề phòng di lệch thứ phát và có thể hỗ trợ cầm máu.

- Người bệnh được dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, chống phù nề hoặc truyền dịch nếu cần.

- Trước khi người bệnh được đưa về tuyến chuyên khoa cần được phòng chống ngạt ngay khi cấp cứu ban đầu.

Phương pháp điều trị chuyên khoa:

- Điều trị bảo tồn: Dùng các nút buộc Ivy hay bằng cung móc  để cố định răng hoặc cố định hàm.

- Điều trị bằng chỉnh hình: Kỹ thuật chỉnh hình trong miệng hiện vẫn là phương pháp thông dụngvà được nhiều người ứng dụng. Phương pháp này điều trị cho các trường hợp đường gãy đi qua vùng răng và ít bị di lệch. Dùng tay hoặc dùng lực kéo để nắn chỉnh xương gãy. 

Xương gãy được cố định bằng cách cố định hai hàmbằng phương pháp trong miệng: dùng cung cố định hàm, nẹp hàm, làm máng…cũng có thể sử dụng phương pháp ngoài miệng như băng cầm đầu…

- Phẫu thuật: Phương pháp điều trị này sẽ không được áp dụng đối với một số trường hợp đặc biệt như người bệnh bị mất nhiều răng, nhiều răng bị lung lay hoặc trẻ em còn nhiều răng sữa. Những trường hợp bị di lệch nhiều thì phương pháp chỉnh hình sẽ không mang lại kết quả cao.

Có hai phương pháp phẫu thuật cố định xương hàm, bao gồm:

+ Phương pháp dùng chỉ thép để khâu kết hợp xương điều trị gãy xương hàm dưới.

+ Cố định xương hàm gãy bằng nẹp vít: ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, kỹ thuật nẹp vít để cố định xương hàm đã được các nhà khoa học sáng chế với nhiều kiểu dáng, kích thước khác nhau. Nẹp vít có loại tự tiêu và loại không tự tiêu, nhưng nẹp vít tự tiêu hiện đang được lựa chọn hàng đầu trong chuyên ngành chấn thương, chỉnh hình.

Gãy xương quai hàm và phương pháp điều trị

Cần thời gian bao lâu để lành chấn thương gãy xương hàm dưới 

Tùy thuộc vào tình hình chấn thương, sức khỏe cũng như thể trạng của người bệnh sẽ quyết định thời gian làm lành chấn thương. Thông thường sau khoảng 4 tháng xương sẽ lành và nhiều nhất sau 6 tháng thì xương sẽ lành hẳn. Cũng có một số người có thời gian ngắn hơn để lành xương.

Khi điều trị gãy xương hàm dưới, người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp xương mau liền.

- Chế độ dinh dưỡng khoa học: Yếu tố này đóng vai trò quan trọng bậc nhất giúp cơ thể người bệnh mau hồi phục. Người bệnh hãy bổ sung cho cơ thể mình những thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất…sẽ giúp chấn thương mau hồi phục.

- Người bệnh hãy luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan, vui vẻ sẽ giúp cơ thể mau khỏe lại. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh thần lạc quan, tích cực sẽ giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian lành bệnh.

- Ngoài ra, để xương mau lành, người bệnh cũng có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu phù hợp với cơ thể sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.

Bài viết liên quan