Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi và phương pháp điều trị

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là bệnh lý hiếm gặp nhưng khi nó xuất hiện sẽ để lại những biến chứng nặng nề cho trẻ. Bệnh gây đau đớn, có thể khiến chỏm xương đùi vỡ, khớp háng bị biến dạng, khiến trẻ đi lại khó khăn và phải thay khớp háng nhân tạo.

1. Tìm hiểu về bệnh hoại tử chỏm xương đùi

Khi sự cung cấp máu cho xương bị tổn thương sẽ khiến xương bị phá hủy gây ra tình trạng hoại tử vô khuẩn. Quá trình này sẽ kèm theo tình trạng hoại tử mạch máu.

Khớp háng là nơi thường bị hoại tử vô khuẩn nhất. Nó được biết đến là sự hoại tử vô mạch hoặc do máu của xương và tủy xương bị chết nên dẫn tới hoại tử chỏm xương đùi.

Người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị hoại tử chỏm xương đùi kể cả trẻ em. Các bé ở độ tuổi từ 4 - 10 tuổi thường bị mắc và tỉ lệ bé trai bị hoại tử chỏm xương đùi cao gấp 5 lần so với bé gái.

Mặc dù hoại tử chỏm xương đùi là bệnh lý hiếm gặp nhưng nó để lại di chứng rất nặng nề.

* Biểu hiện chung của hoại tử chỏm xương đùi ở trẻ em:

- Thông thường bệnh chỉ xảy ra ở một bên khớp háng, có khoảng 10% trong tổng số người bị hoại tử cả hai bên.

- Khớp háng bị đau và xuất hiện sưng đỏ.

- Khớp háng bị biến dạng khiến người bệnh khó cử động khớp háng và đi cà nhắc.

- Trẻ bị đau nhức, khó chịu, bị sốt, chán ăn, mệt mỏi…

- Môi khô, háo nước…

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi và phương pháp điều trị

* Hoại tử chỏm xương đùi được phân thành các độ dựa trên triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:

- Độ 0:

Có nguy cơ chỏm xương đùi bị hoại tử

Không có dấu hiệu lâm sàng

Qua hình ảnh X-quang, chụp CT hay chụp cộng hưởng từ đều không chẩn đoán được bệnh do tổn thương quá nhỏ, không phát hiện được.

- Độ I:

Mạch máu đã có tổn thương 

Khớp háng bắt đầu đau âm ỉ, đôi khi đau lan xuống khớp gối.

Chụp CT và cộng hưởng từđã phát hiện được tổn thương

- Độ II:

Dấu hiệu nhồi máu xương và dấu hiệu của quá trình tiêu xương xuất hiện.

Các cơn đau xuất hiện nhiều hơn, khi vận động càng đau

Tổn thương khớp háng có thể phát hiện qua hình ảnh chụp X-quang, hoại tử chỏm xương đùi dương tính có thể chẩn đoán được khi làm xét nghiệm xạ hình xương, chụp CT và MRI.

- Độ III:

Hình ảnh trên kết quả cận lâm sàng đã thấy rõ dấu hiệu hình ảnh trăng lưỡi liềm. Đây chính là dấu hiệu xương dưới mặt sụn đã bị xẹp xốp, ở giai đoạn này chỏm xương đùi vẫn còn nguyên vẹn chưa bị hẹp.

- Độ IV:

Các cơn đau xuất hiện thườn xuyên và liên tục, khớp đã có hiện tượng biến dạng, dáng đi khập khiễng.

Qua hình ảnh chụp X-quang cho thấy mặt sụn khớp bị xẹp do sự nâng đỡ dưới sụn đã bị yếu. Giai đoạn này sự tổn thương chỏm xương đùi có thể chưa phát hiện được do còn quá nhỏ.

- Độ V:

Khi đã vào giai đoạn này khớp háng của trẻ rất khó để phục hồi, người bệnh chịu các cơn đau liên tục, khớp háng bị cứng, biến dạng.

Chẩn đoán cận lâm sàng có thể thấy khe khớp háng đã bị hẹp, chỏm xương đùi và ổ cối bị xơ cứng, xuất hiện gai xương.

- Độ VI:

Khớp háng đã bị hẹp toàn bộ khe khớp, chỏm xương đùi bị vỡ, mặt sụn biến mất, hoại tử chỏm xương đùi. Giai đoạn này người bệnh đau đớn, đi lại khó khăn, thậm chí khớp háng không vận động được.

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi và phương pháp điều trị

2. Điều trị hoại tử chỏm xương đùi

Hoại tử chỏm xương đùi là bệnh lý nguy hiểm, có thểkhiến khớp háng bị biến dạng. Để điều trị bệnh này, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ hoại tử, độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe, cân nặng của người bệnh, tùy theo giới tính để quyết định phương pháp điều trị và có nên phẫu thuật hay không.

* Điều trị nội khoa:

Phương pháp này dành cho người bệnh đang ở giai đoạn đầu khi bệnh chưa biến chứng, khớp chưa biến dạng và sụn chưa bị phá hủy.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau chống viêm, thuốc chống rối loạn lipid và một số thực phẩm chức năng để tăng kích thích tái tạo sụn khớp.

* Phương pháp kích điện:

Dùng dòng điện có chỉ số phù hợp để kích thích, tăng khả năng tái tạo xương…

Theo số liệu thông kê nghiên cứu, đã có khoảng 80% người bệnh giữ được hình dạng chỏm xương khi sử dụng phương pháp điều trị này. Tuy nhiên phương pháp này chưa được ứng dụng rộng rãi.

* Điều trị phẫu thuật:

Đây là phương pháp điều trị tối ưu dành cho những trường hợp bị tổn thương nặng phần mô sụn khớp háng, chỏm xương đùi đã bị hoại tử và biến dạng không còn khả năng phục hồi.

- Phẫu thuật để xử lý vùng hoại tử, tái tạo mạch máu nuôi khớp háng, đồngthời tạo hình lại chỏm xương đùi…

- Thay khớp háng nhân tạo: Khi chỏm xương đã xẹp thì bắt buộc phải thay khớp háng nhân tạo. Phương pháp này được áp dụng khi không còn sự lựa chọn điều trị nào khác.

- Điều trị vật lý trị liệu: Là một trong những phương pháp thiết yếu, không thể thiếu giúp trẻ phục hồi chức năng khớp háng. Phương pháp này cần thực hiện tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ để giúp trẻ phục hồi khả năng vận động của khớp tránh tình trạng dính khớp và cứng khớp sau khi phẫu thuật. Các bạn có thể sử dụng liệu pháp massage hoặc ghế massage để hỗ trợ điều trị.

Bài viết liên quan