Hướng dẫn sử dụng và bảo quản nẹp đầu gối

Nẹp đầu gối hay còn có tên gọi khác là nẹp đầu gối y tế. Đây là dụng cụ y tế được sử dụng để hỗ trợ và bảo vệ vùng đầu gối bị đau hoặc bị tổn thương. Nẹp đầu gối còn được nhiều người dùng trong khi chơi thể thao hoặc khi tham gia hoạt động mạnh để phòng ngừa chấn thương vùng gối.

Nẹp đầu gối có mấy loại?

Nẹp đầu gối được kết hợp từ các chất liệu: kim loại, bọt xốp, nhựa, chất dẻo và dây đai. Hiện nay trên thị trường nẹp đầu gối có rất nhiềumàu sắc, kích cỡ và kiểu dáng khác nhau, phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng của người dùng.

Nẹp đầu gối có 4 loại chính được phân theo tác dụng của nó:

- Loại thứ nhất: Nẹp đầu gối dự phòng

Đây là loại nẹp giúp người đeo có thể bảo vệđầu gối khỏi chấn thương trong khi chơi các môn thể thao thường có va chạm mạnh như: chơi đá bóng, chơi bóng rổ, bóng bầu dục,...

- Loại thứ 2: Nẹp đầu gối chức năng

Loại nẹp này làm nhiệm vụ hỗ trợ vùng đầu gối đã bị chấn thương.

Hướng dẫn sử dụng và bảo quản nẹp đầu gối

- Loại thứ 3: Nẹp đầu gối phục hồi chức năng

Là loại nẹp được sử dụng trong quá trình phục hồi sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật, nó giúp cố định đầu gối và hạn chế các cử động có thể gây hại cho đầu gối. Nẹp được dùng trong các trường hợp cần phục hồi hoàn toàndây chằng, tránh biến chứngsau khi phẫu thuật mổ nội soi khớp gối để điều trị đứt dây chằng chéo hoặc dây chằng bên.

- Nẹp thứ 4: Nẹp giảm áp

Là loại nẹp có thiết kế đặc biệt, giúp cho những người bị viêm khớp có thể giảm thiểu các cơn đau.

Thông thường, 3 loại nẹp đầu gối là nẹp đầu gối chức năng, nẹp đầu gối phục hồi chức năng và nẹp giảm áp là những loại nẹp đã được ghi nhận đem lại hiệu quả tốt và rõ rệt nhất. Các loại nẹp này làm nhiệm vụ cố định, giúp khớp cổ chân được ổn định sau chấn thương và sau mổ. Khi người bệnh nằm, nẹp giúp cố định đầu gối, vùng quanh khớp gối, đùi và cẳng chân.

Khi đầu gối bị các tổn thương khác nhau sẽ được sử dụng các loại nẹp khác nhau. Sau khi phẫu thuật chấn thương đầu gối, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh sử dụng loại nẹp thích hợp nhất.

Cũng có trường hợp bị chấn thương đầu gối, thay vì phải phẫu thuật để điều trị rách dây chằng, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh chỉ cần sử dụng nẹp để nẹp đầu gối.

Khi tập các bài tập phục hồi chức năng để tăng cường sức mạnh và gia tăng tính linh hoạt của khớp, sẽ tốt hơn nếu người bệnh dùng thêm nẹp đầu gối.

Hướng dẫn sử dụng và bảo quản nẹp đầu gối

Hướng dẫn cách sử dụng nẹp đầu gối

Theo lời khuyên của bác sĩ, khi chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động mạnh,bạn nên sử dụng nẹp đầu gối y tế để bảo vệ đầu gối.

Lưu ý khi dùng nẹp:

- Hãy sắp xếp sao cho bản lề của nẹp sẽ nằm vừa vặn với nơi đầu gối gấp lên xuống. 

- Dây chằng, băng hoặc băng kiểu móc và vòng khoen của nẹp cần được buộc chặt và cố định quanh chân. 

- Trong khi vận động, thỉnh thoảng hãy kiểm tra lại vị trí của nẹp, tránh để tình trạng nẹp bị xô lệch.

- Nếu nẹp bị buộc sai vị trí sẽ không đem lại kết quả tốt như mong đợi.

- Khi bạn đeo nẹp đầu gối đúng cách suốt thời gian thực hiện các động tác mạnh, cũng như các động tác có nguy cơ gây tổn thương cho đầu gối, nẹp đầu gối sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất của nó.

- Để tránh chấn thương, trước khi thực hiện các hoạt động bạn cần có thời gian khởi động đủ và đúng kỹ thuật.

Hướng dẫn sử dụng và bảo quản nẹp đầu gối

Phương pháp bảo quản nẹp đầu gối

- Nẹp đầu gối, sau một thời gian sử dụng sẽ có dấu hiệu bị hỏng, vì thế người sử dụng cần lưu ý thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện những chỗ bị rách, bị mòn. 

- Hãy thường xuyên vệ sinh giặt nẹp bằng nước và xà phòng nếu nẹp được làm bằng sợi. 

- Trên nẹp có những chỗ được làm bằng kim loại, sau thời gian sử dụng nếu kim loại bị lộ ra ngoài thì cần bọc kín lại để tránh gây thương tích khi sử dụng nẹp.

- Nếu nẹp đã cũ, hãy thay thế và mua nẹp mới để nẹp phát huy tác dụng tốt nhất trong quá trình sử dụng. 

Lưu ý:

Sử dụng nẹp đầu gối không phải là yếu tố quan trọng nhất giúp phục hồi chức năng cho đầu gối sau phẫu thuật và nó cũng không phải là phương phái tối ưu nhất giúp phòng ngừa các chấn thương đầu gối khi bạn vận động. 

Hãy thay đổi cường độ, chương trình luyện tập (nếu cần) để giảm sức nặng cho đầu gối. Tính linh hoạt và sức mạnh cơ bắp sẽ giúp giảm đau và giảm nguy cơ chấn thương đầu gối.

Khi vận động, bạn vẫn có thể bị chấn thương đầu gối ngay cả khi đã đeo nẹp đầu gối y tế. Bởi vậy, vận động đúng kỹ thuật, tăng cường sức mạnh cho cơ chân mới là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn tránh được các chấn thương nơi đầu gối. Các bạn có thể sử dụng sport massage - massage thể thao trước và sau trận đấu để phòng ngừa nguy cơ bị chấn thương và giúp cơ bắp phục hồi nhanh hơn.

Hiện nay các lọa máy massage chânghế massage toàn thân rất phổ biến, các bạn có thể sử dụng để chăm sóc và bảo vệ đầu gối của mình!

Bài viết liên quan