Tìm dị vật trong khớp gối bằng phương pháp nội soi

Dị vật trong khớp gối là gì? Đó chính là những mảnh xương, mảnh sụn bị vỡ và nó di chuyển tự do bên trong khớp gối. Để phát hiện và có thể loại bỏ các dị vậtnày ở trong khớp gối cần sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi khớp gối, sau khi phát hiện và loại bỏ dị vật sẽ giúp khớp gối bớt đau, dồng thời giảm bớt khó chịu cho người bệnh.

Khớp gối được cấu tạo ra sao?

Là vùng khớp có vai trò quan trọng đặc biệt trong chuyển động của cơ thể con người. Khớp gối được cấu tạo như sau:

Mặt khớp: 

Khớp gối có 2 mặt khớp, bao gồm: 

- Mặt khớp lồi cầu đùi - mâm chày 

- Mặt khớp giữa lồi cầu đùi - bánh chè. 

Cấu trúc sụn chêm nằm giữa mặt khớp lồi cầu đùi và mâm chày.Trong quá trình con người vận động khi sụn khớp lồi cầu đùi và mâm chày tiếp xúc thì sụn chêm sẽ có chức năng giảm gốc. Đồng thời, sụn chêm cũng đóng vai trò giữ cho khớp gối vững vàng khi con người vận động

Phương tiện nối khớp: 

- Bao khớp: làm nhiệm vụ che chở và bảo vệ khớp.

- Dây chằng: gồm có dây chằng trong, ngoài, dây chằng chéo trước và chéo sau, giúp giữ vững khớp mỗi khi thực hiện các động tác.

Bao hoạt dịch: 

Là một lớp màng hoạt dịch bao phủ toàn bộ khớp gối, nó có tác dụng tiết ra một lượng dịch khớp vừa đủ để bôi trơn cho quá trình vận động của khớp gối, đồng thời lớp màng hoạt dịch cũng có tác dụng chống các viêm nhiễm cho khớp gối.

Tìm dị vật trong khớp gối bằng phương pháp nội soi

Các dị vật có trong khớp gối 

Trong khớp gối có thể xuất hiện các dị vật đó là những mảnh xương, mảnh sụn hoặc cả hai loại và chúng di chuyển tự do bên trong khớp gối.

Có 3 loại dị vật chính thường xuất hiện trong khớp gối:

Các mảnh sụn: Khi gặp chấn thương có thể  gây ra vỡ sụn khớp tạo nên các mảnh hoặc do bị thoái hóa khớp gối cũng có thể xuất hiện mảnh sụn.

Các mảnh xương sụn: các mảnh xương sụn xuất hiện khi bị chấn thương gây gãy xương, có thể là mảnh xương sụn của viêm xương sụn bóc tách, cũng có thể do thoái hóa khớp hoặc trường hợp bị u màng hoạt dịch lành tính…

Tổ chức xơ sợi: đây là hậu quả khi khớp bị chảy máu trong hoặc các tế bào màng hoạt dịch hoại tử, xơ sợi thường đi kèm lao khớp, hoặc có thể xuất hiện ở những người bị viêm khớp dạng thấp hoặc bị thoái hóa khớp.

Khi người bệnh cảm thấy khớp gối bị đau, đầu gối bị sưng nề, xuất hiện dấu hiệu khớp gối bị kẹt, thậm chí có thể nghe tiếng lạo xạo trong khớp khi cử động…đó là những biểu hiện rất có thể trong khớp gối đã có dị vật.

Thông thường, khi nghi ngờ có dị vật trong khớp gối, để chẩn đoán được các dị vật này, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện một số phương pháp chụp chiếu như: 

- Chụp X-quang khớp gối, 

- Phương pháp chụp cản quang hoặc CT Scanner 

- Chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ được chỉ định khi muốn chẩn đoán các tổn thương kèm theo.

Tìm dị vật trong khớp gối bằng phương pháp nội soi

Điều trị dị vật trong khớp gối như thế nào?

Dựa trên nguyên nhân gây dị vật khớp gối và tùy thuộc vào mỗi trường hợp dị vật riêng mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý cho người bệnh. Nếu trong khớp là dị vật nhỏ thì người bệnh chỉ cần theo dõi và sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc. 

Nếu trường hợp dị vật trong khớp gối gây đau đớn nhiều cho người bệnh, gây kẹt khớp thì cần được phẫu thuật loại bỏ dị vật một cách nhanh chóng.

Để phẫu thuật để loại bỏ dị vật trong khớp gối có 2 phương pháp đó là: phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi. 

Hầu hết các trường hợp cần phẫu thuật loại bỏ dị vật trong khớp sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật nội soi. Phương pháp phẫu thuật mở sẽ chỉ được áp dụng khi trường hợp trong khớp của người bệnh có các dị vật rất lớn hoặc dị vật nằm ở phía sau khớp gối.

Khi tiến hành phẫu thuật nội soi khớp gối, bác sĩ sẽ dùng thủ thuật ngoại khoa để quan sát hình ảnh bên trong khớp gối. Bác sĩ rạch một đường nhỏ, sau đó dùng kính soi khớp luồn vào bên trong khớp gối, khi đó hình ảnh sẽ được truyền lên màn hình lớn. Dựa vào hình ảnh, bác sĩ sẽ quan sát và sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để gắp dị vật ra ngoài. Cũng có trường hợp, các dị vật sẽ được tán nhỏ ngay bên trong khớp gối, sau đó phối hợp bơm rửa khớp gối để loại bỏ dị vật.

Những ưu điểm của phẫu thuật loại bỏ dị vật khớp gối bằng phương pháp nội soi:

- Phương pháp này rất it xâm lấn, ít gây tổn hai đến các mô, khi tiến hành phẫu thuật  chỉ cần rạch da khoảng 0,5cm.

- Sẹo nội soi nhỏ, tốn ít thời gian phục hồi và có tính thẩm mỹ cao hơn.

- Ít gây đau đớn cho người bệnh, có thể chỉ cần 1 – 2 ngày là người bệnh được xuất viện và sau 3 – 5 tuần là người bệnh có thể đi lại được.

Khi khớp gối xuất hiện dị vật sẽ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, khi có biểu hiện các triệu chứng đau đớn, khó chịu hoặc nghi ngờ trong khớp gối có dị vật, hãy tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh, đồng thời được điều trị kịp thời để sớm khỏi bệnh.

Để hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh cơ - xương - khớp, trong đời sống hàng ngày các bạn nên sử dụng liệu pháp massage, cũng như ghế massage để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình nhé.

Bài viết liên quan