Lâu nay chúng ta vẫn thường đi massage hay sử dụng ghế massage tại nhà để thư giãn và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, massage có những loại hình nào, mang lại lợi ích ra sao thì không phải ai cũng biết. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại hình massage và lợi ích với cơ thể nhé.
Massage và lịch sử hình thành
Massage là kỹ thuật tác động lên cơ thể bằng nhiều phương tiện khác nhau để đạt đến mục đích thư giãn, phục hồi tinh thần, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tật (trị liệu). Tại Việt Nam, massage còn được gọi là tẩm quất, mát xa, với các động tác đấm - bóp - xoa - cuộn - miết - day - vỗ - đập - ấn - bấm - nhào - vuốt... rất phong phú và đa dạng.
Massage được coi là một phương pháp trị liệu cổ xưa nhất của loài người. Từ 5000 năm trước, người Ai Cập đã biết massage để phòng ngừa và chữa bệnh. Theo đó, kim tự tháp Shakka đã từng là trung tâm chữa bệnh. Ngày nay trên các bức tường của kim tự tháp vẫn còn lưu lại những hình ảnh về công việc massage.
Ở châu Phi, việc kết bện tóc và giựt tóc ban đầu chính là 1 hình thức massage, và nó vẫn được lưu truyền đến hiện tại.
Ở phương Đông, massage cũng được biết tới từ hàng nghìn năm trước, gắn liền với những kiến thức về hệ thống kinh mạch, huyệt đạo, dòng năng lượng trong cơ thể.
Ở châu Âu, đầu thế kỉ 19, Henrick Ling dựa trên các kiến thức về giải phẫu sinh lý người, cùng kiến thức massage của các nền văn hóa khác nhau để tạo các nguyên tắc trong massage trị bệnh và luyện tập cơ, khớp, được gọi là massage Thụy Điện và vẫn được ứng dụng rộng rãi ngày nay tại các trung tập spa và trên các ghế massage hiện đại.
Các loại hình massage
Đến những năm 70 của thế kỉ 20, George Downing người Mỹ đã dựa trên nguyên lý massage căn bản, kết hợp cả kỹ thuật của phương Đông và phương Tây để tác động toàn diện trên cơ thể người, bao gồm cả cảm xúc, tinh thần, thể xác. Các loại hình massage có thể phân chia theo nhiều cách khác nhau
- Theo bộ phận được massage: Massage lưng - massage bụng - massage tứ chi - massage toàn thân - massage đầu, mặt, cổ.
- Theo mục đích: Massage phòng ngừa bệnh - massage điều trị bệnh - massage chăm sóc thẩm mỹ.
- Theo kỹ thuật tác động: Massage bằng tay (với các kỹ thuật cơ bản như xoa vuốt, day miết, nắn bóp, rung lắc, gõ chặt); Massage nước (nhờ vào tác động cơ học của nước lên cơ thể); Massage sử dụng tinh dầu và hương liệu; Massage nhiệt (sử dụng nhiệt để tác động lên cơ thể, bao gồm massage đá nóng, massage đá lạnh...); Massage sử dụng các công cụ cổ truyền như con lăn, bàn gỗ, bàn chà, que gõ, ngọc thạch... Nói chung mỗi nơi đều có những công cụ massage khác nhau.
Lợi ích của da đối với cơ thể
Đối với da và tổi chức dưới da: Massage làm giãn nở các mạch máu dưới da, tưng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể; Tăng cường trao đổi chất; Tăng cường chức năng hô hấp và bài tiết, đào thải chất độc ra ngoài cơ thể.
Tác dụng với cơ: Tăng sức bền cho cơ, phục hồi sự mệt mỏi.
Tác dụng với gân khớp: Massage tăng cường khả năng co giãn và tính hoạt động của gân, các dây chằng; Tăng cường tiết dịch cũng như tuần hoàn trong khớp.
Tác dụng với tuần hoàn: Giảm áp lực co bóp cho tim, tăng cường tuần hoàn máu, ổn định huyết áp. Massage thân trên có thể làm tăng huyết áp, massage nửa thân dưới có thể làm hạ huyết áp. Tương tự, massage đốt sống cổ 2 + 4 có thể làm hạ huyết áp, trong khi massage đốt sống lưng 6 + 7 có thể làm tăng huyết áp.
Tác dụng với hô hấp: Khi massage ở ngực có thể giúp người bệnh thởi sâu hơn, massage có thể tác động vào cơ hoành, làm tăng trương lực và cải thiện chức năng hô hấp của phổi. Massage đốt sống cổ 4 + 5 có thể gây co phổi, trong khi massage đốt sống lưng 6 + 7 + 8 sẽ làm giãn phổi.
Tác dụng với hệ thần kinh: Massage có thể kích thích tăng cường phản xả; Tăng cường dẫn truyền của hệ thần kinh; Tăng cường chức hoạt động của thần kinh trung ương; Tăng cường chức năng dinh dưỡng của hệ thần kinh.
Tác dụng với các cơ quan vận động: Massage tăng cường dinh dưỡng, tăng cường phản xạ và độ bền.
Bên cạnh những công dụng trên, massage còn được sử dụng để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh, phục hồi chức năng trong nội khoa, thần kinh, chấn thương chỉnh hình, sử dụng bấm huyệt để chữa bệnh trực tiếp.
Lưu ý khi thực hiện massage
Massage không đúng kỹ thuật có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, vì thế khi đi massage các ban nên chọn các trung tâm uy tín, nhân viên trị liệu có chứng chỉ hành nghề để đảm bảo an toàn.
Trong khi massage, nhất là massage sâu, nên nói với người thực hiện về khả năng chịu đau của bản thân. Nên tránh các động tác mạnh nếu như bạn thuộc đối tượng có bệnh lý vê xương khớp, vận động.
Bà bầu, người cao tuổi nên thận trọng khi massage cũng như sử dụng ghế massage gia đình, chỉ nên chọn những bài massage nhẹ nhàng mang tính chất thư giãn là chính.
Khi massage nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường nên dừng lại, đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có phương án xử lý kịp thời.