Trầm cảm là căn bệnh ngày càng phổ biến trên thế giới. Theo nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới WHO, đến năm 2020, sẽ có khoảng 15 – 20 % dân số toàn cầu có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, nhưng tỷ lệ người bệnh được phát hiện và chữa trị kịp thời không nhiều so với người mắc bệnh, chỉ khoảng 25%.
Nguyên nhân trầm cảm là do những chuyện không may xảy ra khiến một người bị sốc tâm lý như ly hôn, thất nghiệp, phá sản, kinh doanh thua lỗ, người thân qua đời, hoặc do hoàn cảnh bi đát như mắc bệnh mãn tính lâu năm không điều trị khỏi, nghèo khó, thiếu thốn tiền bạc triền miên…
Vì nguyên nhân thường gặp trong cuộc sống nên rất khó phân biệt người bệnh trầm cảm và người tâm lý tổn thương do gặp chuyện buồn. Phải hết sức chú ý những biểu hiện của người bệnh mới có thể xác định đã mắc bệnh trầm cảm hay chưa.
Người bệnh trầm cảm không quan tâm chăm sóc bản thân nên bộ dạng lôi thôi, bệ rạc. Sinh hoạt hàng ngày thay đổi, chán ăn, mất ngủ, thờ ơ, lãnh cảm trong sinh hoạt tình dục. Thái độ tiêu cực, tự ti, chán đời, không giao tiếp với mọi người kể cả người thân hay bạn bè. Vì vậy, nhiều người không thể tiếp tục đi học hay đi làm mà xu hướng xa lánh mọi người.
Bệnh trầm cảm là căn bệnh về tinh thần không cân bằng, ổn định nên dẫn đến những rối loạn trong suy nghĩ, cử chỉ, hành vi; do đó cách điều trị cũng phải chú trọng những phương pháp có tác dụng làm thoải mái tinh thần, giúp người bệnh trở về trạng thái ổn định, cân bằng.
Một trong các liệu pháp được các chuyên gia khuyến khích người bệnh thực hiện đó là tập Yoga. Đây là phương pháp rèn luyện sức khỏe đã xuất hiện hàng nghìn năm và công dụng của nó ngày càng được khẳng định, trở thành bộ môn tập luyện được khắp nơi trên thế giới tin tưởng và tôn vinh.
Yoga là sự khám phá sức mạnh bản thân, các động tác mềm dẻo, nhẹ nhàng nhưng không kém phần mạnh mẽ, tinh tế khơi dậy tiềm năng, nội lực trong mỗi người. Các động tác yoga được cho là như một phương pháp massage từ bên trong giúp khí huyết lưu thông, cơ thể thư giãn, tinh thần thoải mái, sảng khoái và cân bằng.
Các động tác yoga điều trị bệnh trầm cảm được các chuyên gia tư vấn sau đây khá dễ thực hiện, chỉ cần người bệnh kiên trì tập luyện hàng ngày từ 10 -15 phút sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ:
- Động tác kiết già
Ngồi thẳng lưng, mu bàn chân này đặt lên đùi chân kia và ngược lại. hai bàn tay để ngửa trên hai đầu gối, đầu ngón tay cái đặt lên ngón trỏ, các ngón còn lại duỗi thẳng. Mắt khép hờ, hít thở sâu. Ngồi trong 2-3 phút. Tư thế này còn gọi là tư thế hoa sen mà các nhà sư hay ngồi khi niệm kinh Phật.
- Động tác gác chân lên tường
Dựng thẳng hai chân lên tường, đưa mông sát vào chân tường, hai tay duỗi thẳng để xuôi theo người. Mắt khép hờ, hít thở sâu. Giữ tư thế trong 2-3 phút.
- Động tác xác chết
Nằm ngửa trên sàn tập, hai chân mở rộng bằng vai, hai tay xuôi theo người. Thả lỏng cơ thể. Mắt khép hờ, hít thở sâu. Giữ tư thế trong 2-3 phút.
Hãy kiên trì tập những động tác này hàng ngày, tuy đơn giản nhưng đều có tác dụng giúp cơ thể thả lỏng, khí huyết lưu thông, phục hồi sinh lực và tinh thần nhẹ nhõm, dễ chịu. Từ đó đẩy lùi các triệu chứng bệnh trầm cảm, mang đến cho người bệnh cảm giác tự tin, phấn chấn.
Bên cạnh đó, người trầm cảm cũng có thể sử dụng các loại ghế massage hiện đại cũng có tác dụng phục hồi thể lực, giải tỏa căng thẳng, và hỗ trợ điều trị một số bệnh nguy hiểm.
Một số mẫu ghế massage toàn thân bạn có thể tham khảo như: Ghế massage Okasa hoặc Ghế massage Kiwami... là các thương hiệu ghế massage Nhật Bản với nhiều sản phẩm ghế massage hiện đại, chăm sóc sức khỏe hiệu quả.