Gãy xương cẳng tay, cánh tay là chấn thương thường gặp phải khi bạn bị va chạm mạnh hoặc bị tai nạn giao thông, tai nạn trong lao động hoặc trong các sinh hoạt hàng ngày…Người bệnh khi nghi ngờ bị chấn thương cần nắm rõ những dấu hiệu gãy xương cẳng tay, cánh tay, hãy kịp thời đi khám để bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
Thế nào là bị gãy xương cẳng tay, cánh tay?
Trên cánh tay con người có nhiều xương bao gồm: Xương trụ, xương cánh tay, xương quay. Khi một hoặc nhiều xương kể trên bị gãy chính là gãy xương cẳng tay, cánh tay.
Xương cẳng tay, cánh tay bị gãy thường do một số nguyên nhân như: tai nạn giao thông, ngã xe, khi ngã chống tay xuống, tai nạn lao động, đánh nhau…
Những nguyên nhân gây ra gãy xương cẳng tay, cánh tay
Xương cẳng tay, cánh tay bị gãy là do rất nhiều nguyên nhân, nhưng được chia làm hai nguyên nhân đó là nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp:
Nguyên nhân trực tiếp: Gãy xương cẳng tay, cánh tay xảy ra khi bị va đập mạnh như: bị tai nạn giao thông gây áp lực mạnh vào cánh tay hoặc có thể bị đánh trực diện vào cánh tay…
Nguyên nhân gián tiếp: Có thể khi ngã, người bệnh đã duỗi thẳng tay để chống, trường hợp này vị trí bị gãy có thể từ cổ tay tới vai.
Những người có nguy cơ cao bị gãy xương cẳng tay, cánh tay gồm:
- Người cao tuổi, xương đã lão hóa
- Những người bị bệnhloãng xương
- Người thường xuyên chơi thể thao, đặc biệt những người chơi các môn thể thao cần vận động mạnh và hay phải va chạm như: Đá bóng, bóng rổ, bóng chuyền, bóng bầu dục, trượt ván...
- Người lao động nặng…
Triệu chứng nhận biết xương cẳng tay, cánh tay bị gãy
- Xuất hiện các cơn đau nhức trong xương nơi cánh tay, khi người bệnh cử động thì cơn đau sẽ tăng lên.
- Ngay tại thời điểm xảy ra va chạm nghe tiếng gãy răng rắc ở vùng cánh tay
- Cẳng tay, cánh tay bị sưng đau
- Xuất hiện vết bầm tím nơi cánh tay
- Nhìn thấy cánh tay bị biến dạng, cổ tay bị cong ...
- Khó có thể cử động cánh tay một cách bình thường…
Người bệnh khi bị gãy xương cẳng tay, cánh tay cần được cấp cứu kịp thời để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra. Nếu bị chấn thương gãy cẳng tay, cánh tay mà để tình trạng tổn thương kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị và hồi phục cánh tay.
Điều trị phục hồi gãy xương cẳng tay, cánh tay
Ngày nay, với điều kiện phát triển hiện đại của khoa học kỹ thuật, những bệnh viện chuyên khoa uy tín thường áp dụng phổ biến phương pháp phẫu thuật kết hợp xương trên màn hình tăng sáng, đây là phẫu thuật ít xâm lấn.
Ưu điểm vượt trội của phương pháp phẫu thuật này là: thời gian thực hiện mổ ngắn, ít gây tổn hại phần mềm xung quanh, vị trí ổ gãy được xác định chính xác, nguy cơ nhiễm trùng ít xảy ra, giúp người bệnh đỡ đau đớn trong khi mổ, chấn thương phục hồi tốt, tạo điều kiện để người bệnh sớm trở lại với hoạt động bình thường…
Ngoài ra, các bệnh viện thường sử dụng các loại đinh, nẹp khóa cho quy trình phẫu thuật giúp đem lại những ưu điểm vượt trội như: vùng xương gãy của người bệnh được cố định vững chắc theo trục giải phẫu, giúp giảm nguy cơ gãy nẹp vít, hạn chế các nguy cơ khớp giả...
Những kỹ thuật giảm đau tiên tiến nhất sẽ được ứng dụng trong phẫu thuật, vừa giúp cho bệnh nhân giảm đau đớn nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác và hiệu quả cao.
Một số ưu điểm khác khi lựa chọn điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, bệnh viện chuyên khoa:
- Cơ sở vật chất hiện đại, kỹ thuật tiên tiến giúp thể trạng của người bệnh được ổn định, vết mổ nhanh liền, khô tốt…sau phẫu thuật.
- Đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm
- Đáp ứng cho người bệnh tập phục hồi chức năng, trong quá trình điều trị…
- Thời gian nằm viện điều trị được rút ngắn, tỉ lệ phục hồi của bệnh nhân cao.
- Chất lượng điều trị tốt, chi phí điều trị ít tốn kém
- Hạn chế tỉ lệ biến chứng đáng tiếc cho người bệnh…
Gãy cẳng tay, cánh tay là chấn thương gây đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, khi bị va chạm và có dấu hiệu bị gãy xương hãy tới các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời. Có như vậy mới đảm bảo được khả năng hồi phục tốt cho chấn thương của người bệnh.