Xương đùi được coi là phần xương chắc khỏe nhất trong cơ thể, vì thế nếu phần thân xương đùi bị gãy, nghĩa là nó đã chịu phải một lực tác động rất mạnh. Xương đùi cũng là xương dài nhất, vì thế khi bị gãy sẽ phải tùy thuộc vào mỗi vị trí gãy mà có phương pháp xử lý, điều trị khác nhau.
1. Thân xương đùi thường bị gãy như thế nào?
Tùy vào lực tác động gây nên gãy xương mà vị trí gãy và độ nghiêm trọng của vùng gãy sẽ khác nhau.
* Phân loại gãy thân xương đùi sẽ dựa trên các đặc điểm:
- Vị trí xương gãy: Đoạn xa, đoạn gần,đoạn giữa
- Các kiểu gãy xương: Gãy ngang, gãy dọc, gãy ở giữa
- Da và cơ trên xương có hoặc không bị rách, bị tổn thương
* Những kiểu gãy thân xương đùi thường gặp:
- Gãy xoắn: Khi thân xương đùi bị một lực xoắn tác động nó sẽ gây nên đường gãy xoắn.
- Gãy vụn: Là hiện tượng xương bị gãy thành nhiều mảnh. Lực tác động càng mạnh thì gãy xương có số lượng mảnh vỡ càng nhiều.
- Gãy hở: Hiện tượng xương gãy thành nhiều mảnh nhỏ và các mảnh xương bị gãy này đâm xuyên qua da, cũng có thể vết thương từ da sâu đến tận xương bị gãy, được gọi là gãy chồi xương. Gãy hở thường khiếndây chằng xung quanh,các cơ, gân, bị tổn thương và dễ dẫn tới nhiễm trùng.
2. Nguyên nhân khiến thân xương đùi bị gãy
Một số nguyên nhân phổ biến làm gãy xương thân đùi như:
- Người bị tai nạn giao thông
- Ngã từ trên cao xuống
- Bị thương do đạn bắn...
3. Triệu chứng nhận biết khi bị gãy thân xương đùi
Khi thân xương đùi bị gãy thường có các biểu hiện như:
- Vùng xương gãy đau dữ dội
- Không thể đặt được trọng lực lên chân bị thương
- Chân bị thương có thể bị biến dạng: bị cong, ngắn hơn…
4. Khám lâm sàng gãy thân xương đùi
* Thăm khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ tìm hiểu rõ những nguyên nhân dẫn tới chấn thương ở chân như: va chạm như thế nào? tốc độ ra sao? Đặc điểm va chạm…Khi người bệnh nói rõ những nguyên nhân này sẽ giúp bác sĩ hiểu rõ tình hình, xác định vị trí cũng như mức độ tổn thương…
Ngoài ra, người bệnh cũng cần thông báo cho bác sĩ nếu mình bị mắc một số bệnh lý như: Huyết áp cao, tiểu đường, dị ứng thuốc, có đang sử dụng loại thuốc nào không...
Thăm khám để phát hiện:
- Vết thương là hở hay kín, có bị tổn thương trên da, bị trầy xước hay không
- Chân bị biến dạng: Gãy gập góc, vặn xoắn...
- Vết thâm tím trên da
- Mảnh xương gãy có đâm qua da hay không.
Bác sĩ sẽ quan sát vết thương, kiểm tra mạch đập, nếu người bệnh tỉnh táo sẽ kiểm tra sự vận động ở chân của người bệnh.
* Chẩn đoán hình ảnh
- Chụp X-quang: đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến nhất, nó giúp đánh giá mức độ gãy xương. Từ hình ảnh phim chụp X-quang sẽ biết được tình trạng xương còn nguyên vẹn hay đã bị gãy. Nếu bị gãy sẽ xác định được vị trí gãy và kiểu gãy của xương.
- Chụp cắt lớp vi tính: Bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT nếu phim chụp X-quang chưa cung cấp đủ thông tin. Chụp cắt lớp vi tính CT sẽ cho biết mức độ nghiêm trọng của chỗ gãy xương cũng như tình trạng tổn thương của người bệnh.
5. Điều trị gãy thân xương đùi
* Điều trị không phẫu thuật
Thông thường, những trường hợp gãy thân xương đùi mà không cần phẫu thuật rất ít, bởi đa phần là phải phẫu thuật khi thân xương đùi bị gãy thì mới có kết quả điều trị tốt. Chỉ số ít ca gãy xương đùi xảy ra ở trẻ nhỏ thì có thể điều trị bằng bó bột.
* Phương pháp điều trị phẫu thuật
- Nếu là tổn thương kín, da không bị rách, không có vết thương hở nào thì có thể chờ để người bệnh ổn định mới tiến hành phẫu thuật.
- Nếu là chấn thương xương gãy bị hở, trên da có vết thương hoặc xương đâm qua da thì cần phẫu thuật ngay tránh bị nhiễm trùng.
- Ngay sau khi nhập viện, người bệnh sẽ được nẹp chân bằng dụng cụ chuyên dụng giúp giảm đau đớn và chân không bị biến dạng. Nhờ vào hệ thống tải trọng và đối trọng có ròng rọc mà dụng cụ kéo xương có thể cố định các mảnh xương vỡ với nhau.
- Khung cố định bên ngoài: Khi phẫu thuật bác sĩ sẽ dùng khung cố định bên ngoài, đinh vít hoặc ghim kim loại sẽ được đặt vào xương bên trên và dưới vị trí gãyrồi được gắn vào thanh nẹp bên ngoài da để cố định xương vào đúng vị trí thích hợp.
- Đóng đinh nội tủy: Là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để điều trị phẫu thuật gãy thân xương đùi. Thanh kim loại có thiết kế chuyên dụng sẽ được bác sĩ đưa vào trong ống tủy xương đùi. Thanh kim loại này giúp cố định xương bằng cách đi xuyên qua chỗ gãy. Đinh nội tủy thường được làm bằng titan, thông qua một vết rạch nhỏ trên da hoặc qua đường hông và đầu gối để đưa vào bên trong và dùng vít cố định vào hai đầu xương.
- Cố định bằng nẹp vít: Dùng ốc vít, nẹp kim loại gắn vào mặt ngoài xươngđể cố định các mảnh xương sau khi đã sắp xếp chúng về đúng vị trí.
6. Thời gian hồi phục
Sẽ mất khoảng từ 4 - 6 thángđể xương đùi liền hoàn toàn. Trong trường hợp gãy hở, nhiều mảnh vỡ thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn.
Để quá trình hồi phục thuận lợi, bác sĩ thường khuyên người bệnh nên vậnđộng nhẹ nhàng, có thể dùng nạng gỗ hoặc khung tập để hỗ trợ di chuyển và tuyệt đối nên tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Tập vật lý trị liệu rất tốt cho người bị gãy thân xương đùi, bởi khi bị chấn thương các cơ sẽ bị yếu và các vùng xung quanh xương gãy bị tổn thương nên tập vật lý trị liệu là phương pháp không thể thiếu cho quá trình bệnh nhân hồi phục.