Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, nếu bạn thấy bé có hiện tượng ấm ách, khó chịu, biếng ăn và bụng căng, to hơn bình thường rất có thể bé đã bị mắc chứng chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi. Đây là vấn đề thường gặp ở trẻ do hệ tiêu hóa còn chưa ổn định, hoặc sữa mẹ bị nóng, hay ăn sữa công thức không phù hợp.
Nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng về tình trạng này ở trẻ nên đã cho bé dùng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa; nhiều người còn tự ý ra các hiệu thuốc để mua mà không có chỉ định của bác sỹ. Việc cho trẻ dùng thuốc như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến đường ruột của trẻ, thậm chí tác dụng phụ của thuốc luôn là mối nguy hiểm đối với cơ thể non nớt của các bé.
Theo các bác sỹ chuyên khoa, khi phát hiện ra trẻ có những biểu hiện của chứng khó tiêu, đầy bụng, trước khi cho bé uống thuốc hay men tiêu hóa, cha mẹ nên áp dụng một phương pháp an toàn mà khá hiệu quả để giúp bé ngăn ngừa và hạn chế tình trạng khó tiêu đó là massage một số vị trí trên cơ thể. Cụ thể là 7 điểm sau đây:
1. Ngón tay cái và lòng bàn tay dưới ngón tay cái: Hai vị trí này đều có liên quan đến dạ dày và lá lách. Massage bằng cách giữ ngón tay cái và ấn nhẹ từ 100 – 200 nhịp sẽ có tác dụng kích thích dạ dày co bóp hiệu quả hơn, giúp dễ tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng.
2. Massage lòng bàn tay: Dùng lòng bàn tay mẹ xoa đều lên lòng bàn tay bé sẽ giảm buồn nôn, táo bón.
3. Massage từng ngón tay: Bắt đầu từ điểm giữa ngón trỏ và ngón cái, dùng động tác xoa bóp dần đến đầu ngón tay trỏ; cứ vậy lặp lại với các ngón tay khác từ 3 – 5 lần sẽ làm bé dễ chịu, kích thích tiêu hóa tốt.
4. Massage lưng: Dùng năm đầu ngón tay xoa vuốt từ gáy xuống hết dọc xương sống và toàn bộ phần lưng của trẻ. Lặp lại quy trình massage lưng từ 3 – 5 lần.
5. Massage bụng: Để lòng bàn tay mẹ lên bụng trẻ ở chỗ rốn và xoa nhẹ, đều theo vòng tròn chiều kim đồng hồ khoảng 5 – 10 phút sẽ tác động trực tiếp đến nhu động ruột, giúp trẻ dễ tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng.
6. Massage sống lưng và cánh tay: Dùng 3 ngón tay vuốt dọc sống lưng của bé nhiều lần; làm tương tự với cánh tay (từ khuỷu đến cổ tay) sẽ tăng hiệu quả làm việc của dạ dày.
7. Massage rốn: Xoa vòng tròn quanh rốn ngược chiều kim đồng hồ khoảng 100 lần có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa.
Thực hiện massage cho bé cha mẹ cần lưu ý một số điều như: cắt móng tay gọn gàng để không làm xước da của bé; các động tác nhẹ nhàng để giúp bé thư giãn, dễ chịu; nếu sử dụng tinh dầu nên dùng các loại không mùi, có tinh chất dưỡng ẩm để bảo vệ làn da mong manh của trẻ, tránh không bôi tinh dầu vào tay vì các bé hay đưa tay vào mồm; tuyệt đối không massage khi bé vừa ăn no hay mới ốm dậy.
Chỉ với những động tác đơn giản và mất 5 – 10 phút mỗi ngày nhưng hiệu quả của phương pháp massage rất đáng kể trong hỗ trợ trẻ tiêu hóa tốt, ăn ngon ngủ yên. Không những vậy, quá trình massage còn là lúc trẻ cảm nhận rõ nhất tình yêu thương của cha mẹ qua những động tác như vuốt ve, âu yếm; vì vậy hãy chịu khó massage cho trẻ thường xuyên.
Trên đây là một số chia sẻ về 7 vị trí massage giúp bé giảm tình trạng khó tiêu, đầy hơi. Nếu các bạn còn thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến massage cho bé, phương pháp massage, ghế massage, ghế massage toàn thân, ghế massage Nhật Bản... Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhé!