Viêm xoang là một bệnh phát sinh tại vùng xoang mũi, xảy ra khi viêm, nhiễm trùng các xoang trong mũi. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng khiến người bệnh vô cùng khó chịu, khổ sở, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống. Bệnh gây ra hiện tượng nước mũi chảy không ngừng rất mất vệ sinh nên còn làm người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, công việc.
Viêm xoang được phân thành hai loại: cấp tính và mạn tính.
Để điều trị hiệu quả, thường dung nội khoa cho cấp tính, đối với viêm xoang mạn tính thì có thể phải điều trị ngoại khoa.
Trong nhiều trường hợp, liệu pháp massage tỏ ra có hiệu quả tích cực, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm xoang khá tốt. Để đạt hiệu quả chữa trị, có nhiều phương pháp massage nhưng dưới đây là 3 động tác áp dụng thường xuyên vào sáng sớm, trưa và tối được cho là đem lại hiệu quả cao.
Để thực hiện massage thuận tiện, người bệnh cần ngồi thoải mái trên ghế, chà xát hai bàn tay đến khi cảm giác ấm nóng trước khi tiến hành massage bấm huyệt.
1. Xoa xoang và mắt
Xoa xoang: Sử dụng 2 ngón tay trỏ và giữa đặt lên phía trong lông mày rồi xoa theo vòng tròn. Bắt đầu xoa từ phía trong lông mày ra phía ngoài, kéo xuống dưới gò má, tới mũi, đi lên phía trong lông mày. Thực hiện động tác lặp lại 10 – 20 lần. Lưu ý kết hợp hai tay cùng xoa một lúc ở hai bên.
Xoa đều các vùng có xoang xương hàm trên và xoang trán, sau đó xoa vòng ngược lại 10 – 20 lần.
Xoa mắt : Người bệnh nhắm mắt lại và đặt đầu 2 ngón tay giữa lên 2 con mắt, xoa nhẹ nhàng lên mí mắt trong phạm vi hố mắt xoa mỗi chiều 10 – 20 lần. Lưu ý áp lực nhẹ nhàng tránh gây chấn thương cho nhãn cầu.
2. Xoa mũi
Xoa thân mũi: Kết hợp sử dụng 2 ngón trỏ và giữa xoa dọc mũi từ dưới lên và trên xuống đến khi tạo cảm giác ấm đều toàn mũi, đồng thời hít thở nhanh và mạnh 10 – 20 lần.
Day sụn-xương mũi: Dùng mô mềm đầu ngón tay day ấn nhẹ nhàng tại vị trí giáp giới giữa xương mũi và xương sụn mũi, thực hiện động tác 10 – 20 lần.
Xoa cánh mũi: Sử dụng ngón tay trỏ bên bên trái áp vào cánh mũi bên phải rồi day xoa mạnh 10 – 20 lần. Tiếp tục thực hiện ngược lại tương tự với tay phải và cánh mũi trái.
Day huyệt nghinh hương : Sử dụng 2 ngón tay trỏ với mô mềm đầu ngón tay day ấn mạnh vào huyệt Nghinh hương 10 – 20 lần. Huyệt Nghinh hương nằm tại vị trí ngoài cánh mũi, trên nếp má – môi.
Vuốt và bẻ mũi : Dùng mô mềm đầu ngón tay cái và trỏ vuốt đều lỗ mũi đồng thời nắm đầu chop mũi bẻ qua lại 10 – 20 lần.
3. Bấm huyệt xung quanh nhãn cầu
Sử dụng ngón cái để day bấm huyệt phía trong và phía trên hố mắt. Kết hợp sử dụng ngón trỏ bấm huyệt phía ngoài và phía dưới hố mắt. Động tác này có tác dụng giúp khí huyết lưu thông trong hố mắt, kích thích miễn dịch, giảm đau và giảm viêm vùng xoang tại đây.
Xác định vị trí các huyệt : toán trúc (đầu trong cung lông mày), huyệt ấn đường (giữa 2 cung lông mày), huyệt tinh minh (khóe mắt trong) để day ấn 10 – 20 lần mỗi huyệt.
Thực hiện đều đặn xoa bóp bấm huyệt tại những vị trí này 3 lần mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả giảm đau nhức, hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị viêm xoang.
Trên đây là một số chia sẻ về Trị viêm xoang bằng phương pháp massage, bấm huyệt. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến phương pháp massage, bấm huyết, ghế massage, ghế massage toàn thân, ghế massage Nhật Bản... Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất!